Tips kỹ thuật trám thẩm mỹ răng cửa

Một trong những thách thức lớn đối với các Bác sĩ nha khoa khi trám răng cửa chính là yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt là phần đường nối giữa mô răng và vật liệu trám thẩm mỹ. Resin composite nhiều lúc tạo cảm giác có đường ranh giới trắng khác biệt giữa miếng trám và mô răng, làm cho răng trám dễ dàng bị phát hiện. Vì thế, việc giấu “mối nối” này đòi hỏi kỹ thuật thực hiện khéo léo, ví dụ như trong trường hợp case lâm sàng sau.

Hình 1. Hình ảnh ban đầu của răng bị gãy cạnh cắn vì lý do cơ học. Đường gãy khá lởm chởm răng cưa cho thấy các trụ men bị nứt gãy ở nhiều mức độ và góc độ khác nhau. Điều này làm thay đổi đặc điểm quang học của men răng tự nhiên tồn tại ở vị trí đó trước khi bị chấn thương.

Hình 2. Sau khi tạo dấu khóa silicone thì điều quan trọng là cần chọn so màu răng trước khi tiến hành các bước trám (răng sẽ bị mất nước và màu răng sẽ không còn chính xác). Điều quan trọng là tối ưu số lớp vật liệu cần đắp và kiểm soát độ dày của miếng trám.

Hình 3. Đặt đê cao su cách ly.


Hình 4. Tip 1: Vát men bằng mũi trụ thuôn dài và làm láng bờ viền. Mũi khoan kim cương 40 micron được dùng để làm láng lại đường viền lởm chởm do gãy, tạo ra vùng vát men trơn láng cách đường gãy từ 2mm trở lên. Điều này giúp làm láng đường viền và bo tròn góc cho các trụ men bị gãy.

Hình 5. Hình ảnh bờ viền sau khi được mài chỉnh bằng mũi kim cương. Khi mài vát men thì tốt nhất nên mài tạo dạng lượn sóng để khi ánh sáng phản chiếu vào miếng trám sẽ không đi theo đường thẳng.


Hình 6. Đài cao su đánh bóng sứ được sử dụng để làm nhẵn lại đường viền.


Hình 7. Sau đó, dùng đĩa Sof-Lex để đánh bóng lại và duy trì đường viền bevel.

Hình 8. Theo góc độ này, cho thấy đường viền bevel láng mịn và rõ ràng hơn.


Hình 9. Thử dấu khóa silicone và điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo phần cạnh cắn có thể nhìn thấy.


Hình 10. Dùng dụng cụ khắc trên khóa silicone để đánh dấu rõ hơn đường gãy của răng.

Hình 11. Tip 2. Etching qua khỏi đường bevel 2mm. Hai răng kế cận với răng trám được cách ly bởi băng cao su non. Etching vị trí răng cần trám bằng kỹ thuật selective-etch hoặc trong trường hợp này, etching men trong vòng 30 giây và ngà răng 15 giây.


 Hình 12. Acid phosphoric được rửa sạch trong 15 giây. Ngà răng vẫn được giữ ẩm để giữ được độ bền dán.

Hình 13. Thực hiện kỹ thuật quét bond nhiều lớp (Single Bond, 3M ESPE) trên toàn bộ vùng răng đã được etching, và sau 30 giây, thổi hơi để làm bay hơi dung môi, keo dán còn lại là một lớp mỏng ổn định trên răng.


Hình 14. Lớp composite màu men đầu tiên được đặt trên khóa silicone (phía mặt lưỡi). Trường hợp này tác giả sử dụng Composite Filtek Supreme XT 3M ESPE màu A3 Enamel.


Hình 15. Điều kiện lý tưởng là bạn có một vùng lẹm sâu để bơm composite lỏng vào, che ngà và giảm nguy cơ tạo bọt khí khi sử dụng với các vật liệu trám như composite đặc. Màu của composite lỏng nên gần với màu của ngà răng, trong trường hợp này tác giả dùng composite lỏng A3.5 Filtek Supreme 3M ESPE.

Hình 16. Tái tạo lại mặt trong của răng.

Hình 17. Sử dụng đai trám kim loại cho răng sau khi dựng lại mặt bên gần của răng bằng composite màu men (trường hợp này tác giả dùng màu A3 Enamel, 3M ESPE). Nên đặt chêm gỗ để giữ ổn định vị trí của đai trám và tách biệt hai răng giúp tái tạo điểm tiếp xúc bên chặt hơn.


Hình 18. Sau khi trám lại mặt bên gần, có thể tháo đai trám kim loại, nhưng nên giữ chêm gỗ vì nếu tháo chêm có thể bị chảy dịch/máu nướu và nhiễm bẩn ướt xoang trám.


Hình 19. Dùng composite đặc bulk fill màu ngà để trám tái tạo ngà răng cho miếng trám (trường hợp này tác giả sử dụng màu A3 Dentin Filtek Supreme XT, 3M ESPE), kết hợp bộ dụng cụ trám The LM Arte Misura để đảm bảo đủ độ dày cho lớp men răng phía ngoài.

Hình 20. Tip 3. Sau khi lấy bỏ phần composite màu ngà thừa, không nên để bề mặt composite ghồ ghề lởm chởm khi đắp tiếp lớp composite màu men. Tác giả gợi ý sử dụng chổi (cọ) trám phù hợp để vuốt láng phần composite và đẩy composite màu ngà thêm về phía men răng để tạo sự chuyển tiếp. Nhờ đó sẽ giảm sự khác biệt đột ngột về màu sắc giữa miếng trám và mô răng thật.


Hình 21. Khắc tạo hình các thùy trên rìa cắn răng cửa ở lớp composite màu ngà để tái tạo thẩm mỹ tự nhiên cho răng sau trám.


Hình 22. Tiến hành đắp lớp composite màu men lên lớp ngoài cùng, kết hợp sử dụng các dụng cụ điêu khắc để tạo các chi tiết giải phẫu cho miếng trám tự nhiên hơn.

Hình 23. Tip 4. Sử dụng lớp gel glycerin để ngăn lớp ức chế oxygen, giúp cho lớp composite trên cùng được trùng hợp hoàn toàn. Bước này thường hay bị bỏ qua và một thời gian ngắn sau khi sử dụng, bệnh nhân quay lại với đường viền tiếp nối của miếng trám bị đổi màu hoặc xuống màu cả miếng trám. Chiếu đèn trùng hợp trong 60 giây qua lớp glycerin giúp sự trùng hợp diễn ra hoàn toàn và giảm nguy cơ xuống màu miếng trám.


Hình 24. Miếng trám sau khi được rửa sạch glycerin và chưa được mài chỉnh đánh bóng.


Hình 25. Sử dụng mũi khoan kim cương thích hợp để mài chỉnh tạo những chi tiết giải phẫu cho miếng trám tự nhiên hơn. Tiến hành đánh bóng sau cùng bằng đài cao su, đĩa silicone, chổi đánh bóng kết hợp paste đánh bóng. Điều quan trọng cần nhớ là tạo đủ các chi tiết giải phẫu lớn và nhỏ để có sự tương đồng hài hòa trên bề mặt của răng.

Hình 26. Hình ảnh chụp răng sau khi được trám, không còn nhận thấy ranh giới hay sự khác biệt giữa mô răng và miếng trám.

KẾT LUẬN

Khi trám thẩm mỹ răng cửa, để có thể tạo ra được miếng trám đẹp, khó phân biệt giữa phần răng thật và miếng trám, nhà lâm sàng nên mài láng lại các trụ men bị gãy bờ cong bevel dài. Xoi mòn và bôi keo dán vượt qua đường hoàn tất bevel này. Phủ composite màu ngà chuyển tiếp về phía men, phủ glycerin trước chiếu đèn trùng hợp sau cùng và mài chỉnh giải phẫu răng phù hợp.

Nguồn: https://www.styleitaliano.org/invisible-margins-in-anterior-composites-tips-tricks/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.